Hát bội hay tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam, thường được biểu diễn ở những không gian như đình làng, nhà hát hoặc trong các lễ hội. Loại hình biểu diễn này gần đây xuất hiện trong Dot Bar – nằm trên lầu ba một chung cư cũ đường Hai Bà Trưng, quận 1. Quán làm mới bầu không khí trong bar bằng cách thiết kế không gian dựa trên các chất liệu văn hóa dân gian và đưa nghệ thuật hát bội vào chương trình giải trí.
Sân khấu hát bội lần đầu được tái hiện trong quán bar (ảnh) hồi cuối tháng 8, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước thưởng thức.
Hát bội hay tuồng là loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam, thường được biểu diễn ở những không gian như đình làng, nhà hát hoặc trong các lễ hội. Loại hình biểu diễn này gần đây xuất hiện trong Dot Bar – nằm trên lầu ba một chung cư cũ đường Hai Bà Trưng, quận 1. Quán làm mới bầu không khí trong bar bằng cách thiết kế không gian dựa trên các chất liệu văn hóa dân gian và đưa nghệ thuật hát bội vào chương trình giải trí.
Sân khấu hát bội lần đầu được tái hiện trong quán bar (ảnh) hồi cuối tháng 8, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước thưởng thức.
Trong đêm biểu diễn, toàn bộ không gian quán được trang trí theo chủ đề hát bội, sử dụng đạo cụ sân khấu như chướng thêu họa tiết (ảnh) để tạo điểm nhấn.
Anh Lê Ngọc Minh, đồng sáng lập Dot Bar, cho biết quán mở cửa từ đầu năm, định hướng theo phong cách Việt từ không gian, chương trình giải trí đến đồ ăn thức uống.
“Trước giờ mọi người mặc định quán bar khó gắn với những thứ truyền thống, nhưng chúng tôi đã tìm ra cách để người trẻ và du khách nước ngoài dễ dàng tiếp cận văn hóa Việt dưới góc nhìn mới”, anh Minh nói và cho hay đội ngũ sáng lập mất một năm tìm hiểu và định hình phong cách cho quán.
Trong đêm biểu diễn, toàn bộ không gian quán được trang trí theo chủ đề hát bội, sử dụng đạo cụ sân khấu như chướng thêu họa tiết (ảnh) để tạo điểm nhấn.
Anh Lê Ngọc Minh, đồng sáng lập Dot Bar, cho biết quán mở cửa từ đầu năm, định hướng theo phong cách Việt từ không gian, chương trình giải trí đến đồ ăn thức uống.
“Trước giờ mọi người mặc định quán bar khó gắn với những thứ truyền thống, nhưng chúng tôi đã tìm ra cách để người trẻ và du khách nước ngoài dễ dàng tiếp cận văn hóa Việt dưới góc nhìn mới”, anh Minh nói và cho hay đội ngũ sáng lập mất một năm tìm hiểu và định hình phong cách cho quán.
Ý tưởng quán bar hát bội nảy ra trong một lần anh Minh được mời đi xem hát ở Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP HCM, quận 5. Anh quan sát hát bội sử dụng nhiều ngôn ngữ hình thể, âm nhạc kết hợp các nhạc cụ dân gian như trống chầu, trống chiến, trống cơm, trống bồng, trống lệnh, trống bản, kèn, đàn cò thanh la.
“Với những vở ít thoại, khách không cần nghe hiểu quá nhiều, chỉ cần nhìn có thể hiểu nội dung và cảm nhận âm nhạc”, anh Minh nói.
Sau khi chốt ý tưởng, quán kết hợp cùng Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP HCM và tổ chức văn hóa phi lợi nhuận Hiếu Văn Ngư, tìm cách hiện thực sân khấu tuồng trong bar.
Ý tưởng quán bar hát bội nảy ra trong một lần anh Minh được mời đi xem hát ở Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP HCM, quận 5. Anh quan sát hát bội sử dụng nhiều ngôn ngữ hình thể, âm nhạc kết hợp các nhạc cụ dân gian như trống chầu, trống chiến, trống cơm, trống bồng, trống lệnh, trống bản, kèn, đàn cò thanh la.
“Với những vở ít thoại, khách không cần nghe hiểu quá nhiều, chỉ cần nhìn có thể hiểu nội dung và cảm nhận âm nhạc”, anh Minh nói.
Sau khi chốt ý tưởng, quán kết hợp cùng Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP HCM và tổ chức văn hóa phi lợi nhuận Hiếu Văn Ngư, tìm cách hiện thực sân khấu tuồng trong bar.
Anh Đỗ Hoàng Tuấn (ảnh), diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP HCM, cho biết làm nghề 15 năm, lần đầu anh đứng trên sân khấu dựng tại quán bar.
Nam diễn viên hóa thân vào vai Pháp sư Dư Hồng, một nhân vật phản diện của vở “Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu”. Trước giờ diễn, anh tự họa mặt và chuẩn bị phục trang khoảng hai tiếng.
Theo anh Tuấn, vai diễn này có nhiều cảnh làm phép, vũ đạo uyển chuyển, tạo hứng thú cho người xem.
“Đưa hát bội vào quán bar là một cách tiếp cận mới và thú vị, tôi mong muốn ngày càng nhiều người biết đến và yêu mến bộ môn nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam”, anh Tuấn nói.
Anh Đỗ Hoàng Tuấn (ảnh), diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội TP HCM, cho biết làm nghề 15 năm, lần đầu anh đứng trên sân khấu dựng tại quán bar.
Nam diễn viên hóa thân vào vai Pháp sư Dư Hồng, một nhân vật phản diện của vở “Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu”. Trước giờ diễn, anh tự họa mặt và chuẩn bị phục trang khoảng hai tiếng.
Theo anh Tuấn, vai diễn này có nhiều cảnh làm phép, vũ đạo uyển chuyển, tạo hứng thú cho người xem.
“Đưa hát bội vào quán bar là một cách tiếp cận mới và thú vị, tôi mong muốn ngày càng nhiều người biết đến và yêu mến bộ môn nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam”, anh Tuấn nói.
Du khách tập trung xem cảnh diễn của Pháp sư Dư Hồng.
Đại diện bar cho biết nội dung vở hát bội đã được tinh chỉnh kịch bản, thời gian phù hợp để vừa tạo chú ý cho người xem mà không gây nhàm chán. Một vở thường có thời lượng khoảng một tiếng rưỡi, được làm ngắn còn 15-20 phút khi diễn trong quán bar, chia thành hai suất diễn trong một đêm để khách đến muộn vẫn xem được.
“Quán có khoảng 1/3 khách là người nước ngoài, nếu chọn những vở có nhiều thoại và thời lượng quá dài thì họ khó tiếp cận nội dung”, anh Lê Ngọc Minh nói.
Du khách tập trung xem cảnh diễn của Pháp sư Dư Hồng.
Đại diện bar cho biết nội dung vở hát bội đã được tinh chỉnh kịch bản, thời gian phù hợp để vừa tạo chú ý cho người xem mà không gây nhàm chán. Một vở thường có thời lượng khoảng một tiếng rưỡi, được làm ngắn còn 15-20 phút khi diễn trong quán bar, chia thành hai suất diễn trong một đêm để khách đến muộn vẫn xem được.
“Quán có khoảng 1/3 khách là người nước ngoài, nếu chọn những vở có nhiều thoại và thời lượng quá dài thì họ khó tiếp cận nội dung”, anh Lê Ngọc Minh nói.
Bà Robyn Balter (ảnh), du khách Australia, tình cờ biết đến quán bar qua mạng xã hội khi đến TP HCM hồi tháng 8. Bà Robyn bất ngờ và cảm thấy may mắn vì đến đúng ngày quán bar diễn hát bội.
“Tôi rất vui vì có dịp được tìm hiểu văn hóa Việt Nam một cách vui vẻ và thú vị”, nữ du khách nói.
Bà Robyn Balter (ảnh), du khách Australia, tình cờ biết đến quán bar qua mạng xã hội khi đến TP HCM hồi tháng 8. Bà Robyn bất ngờ và cảm thấy may mắn vì đến đúng ngày quán bar diễn hát bội.
“Tôi rất vui vì có dịp được tìm hiểu văn hóa Việt Nam một cách vui vẻ và thú vị”, nữ du khách nói.
Các diễn viên giao lưu với khách sau buổi biểu diễn.
Theo quán, đêm hát bội đã tạo hiệu ứng tích cực khi có nhiều người quan tâm, nhiều khách nhắn tin hỏi lịch diễn kế tiếp. Lượng khách tìm đến quán tăng khoảng 30%.
“Nhà hát kín lịch, diễn viên không có lịch trống nào trong tháng 10 để diễn tiếp tại quán”, anh Minh nói, cho biết đêm diễn tiếp theo vào đầu tháng 11.
Các diễn viên giao lưu với khách sau buổi biểu diễn.
Theo quán, đêm hát bội đã tạo hiệu ứng tích cực khi có nhiều người quan tâm, nhiều khách nhắn tin hỏi lịch diễn kế tiếp. Lượng khách tìm đến quán tăng khoảng 30%.
“Nhà hát kín lịch, diễn viên không có lịch trống nào trong tháng 10 để diễn tiếp tại quán”, anh Minh nói, cho biết đêm diễn tiếp theo vào đầu tháng 11.
Quán bar bố trí không gian cho khách tham gia các trò chơi tương tác.
Chủ quán chia sẻ đa số khách hàng ở lại tới cuối vở diễn, giao lưu cùng các diễn viên tới quá 0h. Thời gian tới, quán tiếp tục duy trì lịch diễn hát bội, hai vở diễn trong một đêm sẽ có kịch bản khác nhau để níu chân du khách ở lại lâu hơn. Các đêm diễn này không bán vé, được tổ chức như một hoạt động giải trí trong quán, cho khách có trải nghiệm mới khi đi bar.
Quán bar bố trí không gian cho khách tham gia các trò chơi tương tác.
Chủ quán chia sẻ đa số khách hàng ở lại tới cuối vở diễn, giao lưu cùng các diễn viên tới quá 0h. Thời gian tới, quán tiếp tục duy trì lịch diễn hát bội, hai vở diễn trong một đêm sẽ có kịch bản khác nhau để níu chân du khách ở lại lâu hơn. Các đêm diễn này không bán vé, được tổ chức như một hoạt động giải trí trong quán, cho khách có trải nghiệm mới khi đi bar.
Ngoài hát bội, điểm vui chơi còn khai thác nhiều hoạt động văn hóa truyền thống Việt như tổ chức múa lân vào dịp Trung thu, tái hiện hình ảnh cô ba Sài Gòn vào ngày 20/10. Cuối tuần, toàn bộ nhân viên quán sẽ mặc áo dài truyền thống.
“Chúng tôi đang ấp ủ đưa múa rối khô, múa rối nước vào quán”, đại diện nói. Quán mong muốn ngoài khách địa phương còn thu hút thêm khách du lịch, muốn nhiều người nước ngoài biết về văn hóa Việt Nam, thông qua không gian hiện đại, dễ tiếp cận.
Ngoài hát bội, điểm vui chơi còn khai thác nhiều hoạt động văn hóa truyền thống Việt như tổ chức múa lân vào dịp Trung thu, tái hiện hình ảnh cô ba Sài Gòn vào ngày 20/10. Cuối tuần, toàn bộ nhân viên quán sẽ mặc áo dài truyền thống.
“Chúng tôi đang ấp ủ đưa múa rối khô, múa rối nước vào quán”, đại diện nói. Quán mong muốn ngoài khách địa phương còn thu hút thêm khách du lịch, muốn nhiều người nước ngoài biết về văn hóa Việt Nam, thông qua không gian hiện đại, dễ tiếp cận.
Không khí trong quán bar đêm tổ chức hát bội hồi tháng 8. Video: ĐVCC
Bích Phương
Ảnh: Dot Bar